Hệ quả nó kéo theo những biến đổi môi trường sống của loài tuần lộc sống chủ yếu ở khu vực này cũng như nếp sống của người dân bản địa sinh sống dựa vào việc chăn thả tuần lộc.
Hình thái khí hậu lục địa khô lạnh vào mùa Đông tại khu vực dần chuyển sang hình thái khí hậu duyên hải với mùa Đông nhiều mưa hơn và nhiệt độ cao hơn.
Sự biến đổi này khiến cho điều kiện chăn thả các đàn tuần lộc tại đây trở nên khó khăn do nguồn thức ăn của loài này chủ yếu là địa y và rêu mọc dưới tuyết lạnh.
Thông thường, ở điều kiện lý tưởng là khoảng âm 40 độ C, độ dày của tuyết sẽ vừa phải để tuần lộc đào và tìm kiếm thức ăn. Nhưng khi khí hậu biến đổi, mùa Đông khắc nghiệt khiến điều kiện lý tưởng như vậy ít xảy ra hơn và nếu có thì cũng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.
Nhiều cá thể tuần lộc chết do thiếu thức ăn, đặc biệt là tuần lộc con, cơ thể còn non nớt. Việc chăn thả trở nên khó khăn hơn do thiếu diện tích tìm kiếm nguồn thức ăn và cả những thay đổi trong tập quán chăn thả loài động vật này.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu cảnh báo những thay đổi này mới chỉ là bước đầu. Dự báo tới cuối thế kỷ, nhiệt độ khu vực sẽ tiếp tục tăng từ 7-8 độ C.
Bên cạnh đó, người dân địa phương cũng lo ngại việc Trái Đất ấm lên khiến Bắc cực trở nên dễ tiếp cận hơn, thúc đẩy các hoạt động khai thác của con người.
Các hoạt động chuẩn bị cho khai thác mỏ, năng lượng gió cùng với các dự án xây dựng đường sá, khu du lịch sẽ làm đảo lộn cuộc sống của người dân và tập quán chăn thả đã kéo dài hàng thế kỷ tại khu vực này./.
Nguồn: TTXVN