DANH SÁCH LIÊN KẾT

Hình ảnh Hình ảnh Hình ảnh Hình ảnh Hình ảnh Hình ảnh Hình ảnh Hình ảnh
102434
1

THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN

Các chỉ số liên quan đến cải cách hành chính: PAR INDEX và PAPI

Cập nhật: 10/28/2024 10:52:36 AM
Số lần xem: 10

  1. CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH: PAR INDEX (Public Administration Reform Index):

PAR INDEX là chỉ số cải cách hành chính, là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cách hành chính (CCHC). Ngày 30/12/2020, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 1149/QĐ-BNV về phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; theo đó, Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp tỉnh được cấu trúc thành 8 lĩnh vực đánh giá, 43 tiêu chí, 102 tiêu chí thành phần, cụ thể là:

  1. Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC: 6 tiêu chí và 2 tiêu chí thành phần;
  2. Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại tỉnh: 4 tiêu chí và 8 tiêu chí thành phần;
  3. Cải cách thủ tục hành chính: 5 tiêu chí và 19 tiêu chí thành phần;
  4. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính: 4 tiêu chí và 12 tiêu chí thành phần;
  5. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: 9 tiêu chí và 17 tiêu chí thành phần;
  6. Cải cách tài chính công: 4 tiêu chí và 15 tiêu chí thành phần;
  7. Hiện đại hóa hành chính: 5 tiêu chí và 22 tiêu chí thành phần;
  8. Tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và các chi tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh: 6 tiêu chí, 7 tiêu chí thành phần. Với thang điểm đánh giá là 100, trong đó, điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là 33.50/100.

Ngày 19/8/2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 3494/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án xác định Chỉ số cải cách hành chính (Chỉ số CCHC) của sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Đề án, xác định Chỉ số CCHC nhằm mục tiêu để theo dõi, đánh giá một cách toàn diện, thực chất, khách quan và công bằng, kịp thời, phản ánh đầy đủ, đa chiều kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) hàng năm của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, quận, huyện trên địa bàn Thành phố trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy, Kế hoạch CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 của Thành phố, hướng tới thực hiện chương trình CCHC, nâng cao Chỉ số CCHC Thành phố giai đoạn 2020 - 2025, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước đối với người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường hành chính, môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch. Đồng thời xây dựng bộ tiêu chí, thang điểm, phương pháp đánh giá phù hợp để từ đó đánh giá được Chỉ số CCHC của từng sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, quận, huyện. Chú trọng công tác CCHC hướng tới xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư của Thành phố, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC hàng năm của Thành phố.

Chỉ số cải cách hành chính sở, ban, ngành

Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC sở, ban được cấu trúc thành 07 lĩnh vực, 37 tiêu chí và 56 tiêu chí thành phần. Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố: 07 lĩnh vực, 35 tiêu chí và 53 tiêu chí thành phần. Thanh tra Thành phố: 08 lĩnh vực, 38 tiêu chí và 57 tiêu chí thành phần. Ban Dân tộc Thành phố: 08 lĩnh vực, 37 tiêu chí và 52 tiêu chí thành phần. Các đơn vị sự nghiệp: 06 lĩnh vực, 29 tiêu chí và 30 tiêu chí thành phần. Cụ thể:

  1. Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC: Sở, ban: 05 tiêu chí và 08 tiêu chí thành phần. Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố: 06 tiêu chí và 11 tiêu chí thành phần. Thanh tra Thành phố: 05 tiêu chí và 09 tiêu chí thành phần. Ban Dân tộc Thành phố: 05 tiêu chí và 09 tiêu chí thành phần. Các đơn vị sự nghiệp: 05 tiêu chí và 10 tiêu chí thành phần.
  2. Cải cách thể chế: Sở, ban: 04 tiêu chí và 02 tiêu chí thành phần. Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố: 04 tiêu chí và 04 tiêu chí thành phần. Thanh tra Thành phố: 03 tiêu chí và 02 tiêu chí thành phần. Ban Dân tộc Thành phố: 03 tiêu chí và 02 tiêu chí thành phần. Các đơn vị sự nghiệp: 03 tiêu chí và 00 tiêu chí thành phần.
  3. Cải cách thủ tục hành chính: Sở, ban: 05 tiêu chí và 19 tiêu chí thành phần. Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố: 04 tiêu chí và 15 tiêu chí thành phần. Thanh tra Thành phố: 05 tiêu chí và 19 tiêu chí thành phần. Ban Dân tộc Thành phố: 05 tiêu chí và 16 tiêu chí thành phần.
  4. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: Sở, ban: 06 tiêu chí và 11 tiêu chí thành phần. Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố: 05 tiêu chí và 07 tiêu chí thành phần. Thanh tra Thành phố: 05 tiêu chí và 09 tiêu chí thành phần. Ban Dân tộc Thành phố: 05 tiêu chí và 09 tiêu chí thành phần. Các đơn vị sự nghiệp: 04 tiêu chí và 04 tiêu chí thành phần.
  5. Cải cách chế độ công vụ: Sở, ban: 06 tiêu chí và 04 tiêu chí thành phần. Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố: 06 tiêu chí và 04 tiêu chí thành phần. Thanh tra Thành phố: 06 tiêu chí và 04 tiêu chí thành phần. Ban Dân tộc Thành phố: 06 tiêu chí và 04 tiêu chí thành phần. Các đơn vị sự nghiệp: 06 tiêu chí và 04 tiêu chí thành phần.
  6. Cải cách tài chính công: Sở, ban: 06 tiêu chí và 03 tiêu chí thành phần. Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố: 06 tiêu chí và 03 tiêu chí thành phần. Thanh tra Thành phố: 06 tiêu chí và 03 tiêu chí thành phần. Ban Dân tộc Thành phố: 06 tiêu chí và 03 tiêu chí thành phần. Các đơn vị sự nghiệp: 06 tiêu chí và 03 tiêu chí thành phần.
  7. Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số: Sở, ban: 05 tiêu chí và 09 tiêu chí thành phần. Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố: 04 tiêu chí và 09 tiêu chí thành phần. Thanh tra Thành phố: 05 tiêu chí và 09 tiêu chí thành phần. Ban Dân tộc Thành phố: 05 tiêu chí và 09 tiêu chí thành phần. Các đơn vị sự nghiệp: 05 tiêu chí và 09 tiêu chí thành phần.
  8. Các nhiệm vụ liên quan tác động của công tác CCHC (áp dụng đối với 02 đơn vị đặc thù): Thanh tra Thành phố: 3 tiêu chí và 02 tiêu chí thành phần. Ban Dân tộc Thành phố: 2 tiêu chí và 00 tiêu chí thành phần.
  9. Thang điểm đánh giá Chỉ số CCHC của sở, ban, ngành là 100. Trong đó đánh giá kết quả thực hiện CCHC (tự đánh giá): 75/100; riêng đối với đơn vị sự nghiệp có thang điểm tự đánh giá là 65/100. Đánh giá của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố và lãnh đạo của sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, quận, huyện; Trưởng các phòng chuyên môn trực thuộc sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, quận, huyện; đối tượng khác phù hợp với đặc thù của đơn vị (thông qua điều tra xã hội học): 10/100. Riêng đối với các đơn vị sự nghiệp là 20/100. Đánh giá của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố và các đoàn thể thành viên: 10/100. Điểm thưởng, điểm trừ trong công tác CCHC: 05/100 (Riêng điểm trừ, sau khi trừ hết 05 điểm, sẽ tiếp tục trừ vào điểm tổng để phân loại, xếp hạng).

Chỉ số cải cách hành chính Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, quận, huyện

Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, quận, huyện được xác định trên 7 lĩnh vực, 36 tiêu chí và 67 tiêu chí thành phần. Cụ thể:

(1) Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC: 05 tiêu chí và 12 tiêu chí thành phần.

(2) Cải cách thể chế: 04 tiêu chí và 04 tiêu chí thành phần;

(3) Cải cách thủ tục hành chính: 05 tiêu chí và 18 tiêu chí thành phần;

(4) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: 05 tiêu chí và 08 tiêu chí thành phần;

(5) Cải cách chế độ công vụ: 07 tiêu chí và 06 tiêu chí thành phần;

(6) Cải cách tài chính công: 05 tiêu chí và 10 tiêu chí thành phần;

(7) Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số: 05 tiêu chí và 09 tiêu chí thành phần.

Chỉ số Cải cách hành chính các cơ quan ngành dọc

a) Đối với các cơ quan: Cục Thuế Thành phố, Kho bạc Nhà nước Thành phố, Ngân hàng Nhà nước - chi nhánh Thành phố, Bảo hiểm xã hội Thành phố, Cục Hải quan Thành phố) đánh giá kết quả thực hiện CCHC được xác định trên 07 lĩnh vực, 30 tiêu chí và 49 tiêu chí thành phần. Cụ thể:

(1) Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC: 05 tiêu chí và 11 tiêu chí thành phần.

(2) Cải cách thể chế: 03 tiêu chí và 03 tiêu chí thành phần;

(3) Cải cách thủ tục hành chính: 05 tiêu chí và 13 tiêu chí thành phần;

(4) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: 04 tiêu chí và 07 tiêu chí thành phần;

(5) Cải cách chế độ công vụ: 04 tiêu chí và 07 tiêu chí thành phần;

(6) Cải cách tài chính công: 03 tiêu chí và 02 tiêu chí thành phần;

(7) Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số: 06 tiêu chí và 06 tiêu chí thành phần.

b) Đối với đơn vị ngành dọc (Công an Thành phố, Sở Ngoại vụ) đánh giá kết quả thực hiện cải cách hành chính được xác định trên 07 lĩnh vực, 05 tiêu chí và 09 tiêu chí thành phần:

(1) Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính: 05 tiêu chí và 09 tiêu chí thành phần.

(2) Cải cách thể chế, Cải cách thủ tục hành chính, Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, Cải cách chế độ công vụ, Cải cách tài chính công, Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số: Lấy 60%/tổng số điểm cơ quan chủ quản ngành dọc chấm cho tiêu chí này của đơn vị; 40% điểm còn lại do Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố điều tra xã hội học.

Về xếp loại và xếp hạng đối với Chỉ số CCHC

Căn cứ vào số điểm tổng của từng cơ quan, đơn vị sẽ xếp loại như sau: Đạt từ 90 điểm đến 100 điểm: Xếp loại Xuất sắc. Đạt từ 80 đến dưới 90 điểm: Xếp loại Tốt. Đạt từ 70 đến dưới 80 điểm: Xếp loại Khá. Đạt từ 60 điểm dưới 70 điểm: Xếp loại Trung bình. Dưới 60 điểm: Xếp loại Yếu.

Căn cứ vào số điểm tổng của từng cơ quan, đơn vị sẽ xếp hạng theo nguyên tắc từ cao xuống thấp đối với cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng xếp hạng của Khối sở, ban, ngành và Khối Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, quận, huyện. Riêng đơn vị ngành dọc không xếp hạng.

 

  1. CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG CẤP TỈNH: PAPI (The Vietnam Provincial Governance and Public Administration Performance Index)

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (viết tắt theo tên tiếng Anh là PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp.

PAPI bao gồm 8 chỉ số lĩnh vực nội dung, 29 chỉ số nội dung thành phần, 122 chỉ tiêu chính, hơn 550 câu hỏi về nhiều vấn đề chính sách của Việt Nam. 8 Lĩnh vực nội dung gồm:

  1. Tham gia của người dân ở cấp cơ sở: tối đa 10 điểm.

 - Tri thức công dân         

 - Cơ hội tham gia         

 - Chất lượng bầu cử         

- Đóng góp tự nguyện         

 2. Công khai, minh bạch: tối đa 10 điểm.         

 - Tiếp cận thông tin         

- Danh sách hộ nghèo         

 - Thu, chi ngân sách cấp xã/phường         

- Quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất, khung giá đền bù         

 3. Trách nhiệm giải trình với người dân: tối đa 10 điểm.         

 - Hiệu quả tương tác với cấp chính quyền         

 - Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân         

 - Tiếp cận dịch vụ tư pháp         

 4. Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công: tối đa 10 điểm.         

 - Kiểm soát tham nhũng trong chính quyền         

 - Kiểm soát tham nhũng trong dịch vụ công         

- Công bằng trong tuyển dụng vào nhà nước         

- Quyết tâm chống tham nhũng         

5. Thủ tục hành chính công: tối đa 10 điểm.         

 - Chứng thực, xác nhận           

- Giấy phép xây dựng         

 - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất         

- Thủ tục hành chính cấp xã, phường         

6. Cung ứng dịch vụ công: tối đa 10 điểm.         

- Y tế công lập         

- Giáo dục tiểu học công lập         

- Cơ sở hạ tầng căn bản         

- An ninh, trật tự         

 7. Quản trị môi trường: tối đa 10 điểm.         

- Nghiêm túc trong bảo vệ môi trường         

- Chất lượng không khí               

- Chất lượng nước         

8. Quản trị điện tử: tối đa 10 điểm.         

- Sử dụng cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương         

- Tiếp cận và sử dụng Internet tại địa phương         

Phương pháp đánh giá: Với phương pháp đánh chủ yếu thông qua điền tra xã hội học.

Xem thêm bản tin khác